Nhận xét mới

Kênh mua sắm online

Bí quyết giúp tăng cân cho em bé gầy các mẹ nên xem ngay

"Con em bị còi xương!" hay "Con em chậm lớn” là những câu nói mà rất nhiều bà mẹ Việt than nhất là những bà mẹ còn trẻ thường than thở về tình trạng của con. Tuy nhiên, liệu thực sự còi là có thể dễ dàng nhận biết đến như vậy? Liệu nếu con bạn có còi xương thật sự thì điều mà bạn, những bậc cha mẹ nên lo lắng điều gì?



Như thế nào là còi?


Còi hay nhỏ con, thường xuyên ốm yếu là những cụm từ mà nhiều các bậc cha mẹ ám chỉ những bé có chiều cao hoặc cân nặng thấp hơn các bé khác cùng trang lứa, thậm chí 1 số bé lộ xương sườn thì nhiều bậc phụ huynh thường mặc định gắn thêm cho trẻ cái biệt danh "còi xương" cho bé và các mẹ thường tìm hiểu ngay những cách làm tăng cân cho bé nhanh nhất.


Nên tìm hiểu kĩ quá trình của bé:


- Nếu bé nhà bạn có chiều hướng giảm cân đột biến trong 3 tháng gần nhất và chiều cao đứng yên hoặc giảm theo với cân nặng thì có thể gọi là chậm tăng trưởng vẫn chưa gọi là còi. Còi là giai đoạn sau của giai đoạn chậm tăng trưởng hay còn gọi là hậu chậm tăng trưởng đấy là trong trường hợp nếu mà nó kéo dài trên 6 tháng.

- Trẻ tăng trưởng chậm hoặc giảm trong những thời điểm mà cần sự phát triển chiều cao vượt bậc, thuộc những giai đoạn như: trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi, trước 5 tuổi và dậy thì bé gái và bé trai.

Làm gì để xử lý vấn đề nhanh nhất


Can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn chậm tăng trưởng vẫn sẽ giúp trẻ phục hồi 100%, không để lại di chứng. Trong giai đoạn Còi thì tỉ lệ phục hồi sẽ thấp hơn và khó hơn vì sẽ gắn liền với mất hứng thú thức ăn, nhưng vẫn có thể phục hồi tốt nếu kết hợp liệu pháp dinh dưỡng và tâm lý trong hành vi ăn uống.



Còi không phải là một điều ghê gớm và không còn cách giải quyết. Như đã đề cập ở trên, tùy theo mức độ chậm tăng trưởng mà tỷ lệ phục hồi là gần như hoàn toàn. Cha mẹ nếu có con thực sự chậm tăng trưởng hay còi thì nên lưu tâm những điều sau:

Trẻ không lớn chậm tăng cân chủ yếu là do kén ăn


Điều này là thông thường. Bé càng lớn thì sự kén ăn càng rõ rệt. Các bé kén ăn thì có nguy cơ cao lấy không đủ vitamin khoáng quan trọng (vitamin A, C, nhóm B) trong những giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc. Cha mẹ nên biết món ăn nào bé thích, món nào không thích.

Trong nhóm này, món thích gọi là "món dụ", món không ăn gọi là "món nổ lực". Trung bình bạn cho bé ăn món nổ lực 1 bữa ăn/ngày hoặc tuần duy trì giới thiệu món nổ lực 4 bữa/tuần. Gọi là món nổ lực thì bạn phải làm nhiều sự khác lạ để giúp bé hứng thú. Có 3 cách:

- Thay đổi cách chế biến
- Nấu kèm món bé thích
- Giúp bé tham gia làm món đó

Trong khi thay đổi giúp bé làm quen với món nổ lực, nếu rơi vào các giai đoạn tăng trưởng chiều cao vượt bậc (trước 18 tháng tuổi, trước 3 tuổi và trước 5 tuổi), bạn có thể bổ sung những vitamin thiết yếu cho bé ở liều dự phòng để ngăn ngừa sự thiếu hụt.

Nguồn: tangcanbeo.com
Share:

Không có nhận xét nào